Nhà thông minh thương hiệu Việt Nam hay thương hiệu đến từ Châu Âu và Mỹ là là sự lựa chọn đúng đắn? Bạn có bao giờ đặt câu hỏi như vậy?

Nhà thông minh đầu tiên được phát triển bởi hãng IBM của Mỹ. Được thương mai hóa đầu tiên vào những năm 1998 – 2000. Tới những năm 2010, máy móc và tự động hóa phát triển mạnh mẽ trong công nghiệp sản xuất, dẫn đến ngành công nghiệp smarthome nở rộ. Đến hiện tại với sự phủ sóng của Internet, công nghệ Ai, Smartphone… khiến cho smarthome dần trở thành xu thế và không thể thiếu cho mỗi ngôi nhà.

TRong vòng 20 năm phát triển đã có rất nhiều thương hiệu nhà thông minh trên khắp thế giới như Seimens, Schneider, Jung, Eelectron, Zennio, Control 4, Fibaro, TIS… Việt Nam cũng đang bắt kịp xu hướng với các thương hiệu trong nước đi đầu như: BKAV, Lumi, Acis, AnFa Home…

1. Điểm giống và khác nhau giữa nhà thông minh Việt Nam và nhà thông minh nước ngoài

Giống nhau:

Các nhà thông minh Smart Home hiện nay đều có điểm chung đó là các hình thức hoạt động và giải pháp. Các giải pháp mang đến là

  • Điều khiển chiếu sáng, điều hòa, TV.
  • Hệ thống an ninh chống đột nhập.
  • Báo động báo cháy.
  • Hẹn giờ, Tự động lập ngữ cảnh.
  • Âm thanh giải trí đa vùng.
  • Camera giám sát 24/7 thông qua cảm ứng chuyển động, ứng dụng công nghệ AI
  • Kết nối mở khóa cửa từ xa
  • Hệ thống chuông cửa có hình
  • Điều khiển bằng giọng nói

Khác nhau

Thương hiệu “ta”:

Ở Việt Nam smartphone mới phát triển trong khoảng 8 năm gần đây, thời điểm mà các chuẩn kết nối không dây như Bluetooth Wifi, Zigbee đang ngày càng phổ biến. Các thương hiệu Việt Nam chính là đi theo hướng kết nối không dây. Các hãng sử dụng chủ yếu là Zigbee, đây là chuẩn sóng ngắn công nghiệp với khả năng kết nối nhiều thiết bị và bán kính truyền tải rộng(Bán kính tối đa 70m). Kết nối không dây mang lại lợi thế là thuận tiện trong việc thi công, lắp đặt nên khá được ưa chuộng ở Việt Nam.

Đổi lại, với những công trình lớn, hay những môi trường đặc biệt. Kết nối bằng sóng dễ bị nhiễu và mất kết nối với nhau. Dẫn đến bị không thể điều khiển được thiết bị tại vị trí bị mất tín hiệu.

Vì hiểu được tâm lý và thị hiếu của người Việt Nam nên các thương hiệu ta thường có thiết kế mẫu mã sản phẩm nhỏ gọn, đẹp mắt, mang phong cách hiện đại.

Thương hiệu “tây”

Các thương hiệu nhà thông minh đến từ Mỹ và Châu Âu có một lịch sử hình thành hơn một thập kỷ. Những thời kỳ đầu của Smart Home, các thiết bị kết nối với nhau qua dây dẫn.

Sau nhiều năm phát triển, hệ thống dây dẫn cho Smart Home đã được chuẩn hóa thành 2 đến 3 dạng kết nối chính KNX, Smart Bus,… Chuẩn KNX ngày nay trở thành một chuẩn kết nối phổ biến, với hàng trăm hãng Smart Home đang sử dụng.

Tại sao các thương hiệu “Tây” không chuyển hết sang hệ thống không dây dùng sóng Zigbee, Zwave như Việt Nam ta?

Thứ nhất, vì các công ty có lịch sử hơn thập kỷ rồi, cũng như mô hình sản xuất được thiết kế cho quy trình sản xuất thiết bị có dây, việc thay đổi sẽ rất tốn chi phí và thời gian.

Thứ Hai, vì phương tây họ chuộng những sản phẩm có độ ổn định và bền cao. Và hệ thống kết nối dây KNX mang đến độ ổn định 99,99%. Không gặp các trường hợp nhiễu hoặc mất kết nối bất chợt như sóng. Khả năng phản hồi tín hiệu cũng nhanh chóng và chính xác.

Về phong cách thiết kế thì “Tây” thị hiếu khác với người Việt ta. Họ thích những thiết kế mang tính chắc chắn, cân đối, độ bền và tính năng hữu dụng hơn là sự nhỏ gọn.

2. Lựa chọn nhà thông minh của “tây” hay của “ta”

Nếu bạn thích một phong cách Âu Mỹ, độ ổn định và độ bền cao, không băn khoăn nhiều về giá cả thì các thương hiệu “Tây” sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời.

Đổi lại, nếu bạn thích một thiết kế đẹp, khả năng lắp đặt linh hoạt và giá cả phải chăng thì các thương hiệu Việt Nam, Malaysia, Trung Quốc là sự lựa chọn tốt nhất.