Theo xu thế lẽ ra Smarthome sẽ phát triển cùng với sự phát triển của công nghệ nhưng hiện nay không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới thì Smarthome vẫn chưa phổ dụng khắp các gia đình. Hầu như chỉ thấy hệ thống Smarthome được trang bị ở các resort cao cấp hay khách sạn 5 sao hoặc ở các ngôi biệt thử của giới nhà giàu. Có 3 nguyên nhân khiến Smarrthome chưa thể phổ biến.
Rào cản tâm lý hàng trăm năm để lại
Từ khi nhân loại phát minh ra điện và đưa điện trở thành ứng dụng sinh hoạt vào mỗi gia đình thì thời gian cũng xấp xỉ 150 năm và ở Việt Nam cũng vào 1 thế kỷ. Trong suốt quãng thời gian rất dài đó cho đến hiện tại việc điều khiển thiết bị điện như đèn điện, máy móc vẫn đơn giản dựa vào công tắc theo kiểu On/Off bất chấp nhân loại đã đi rất xa trên công đường kỹ thuật công nghệ.
Mặc dù việc điều khiển cơ học tồn tại rất nhiều nhược điểm, tạo ra nguy cơ lớn về tai nạn điện, cháy nổ và tổn hao điện năng ngoài ý muốn nhưng do việc sử dụng quá lâu dài tạo ra rào cản tâm lý quá lớn khiến người dân thường có mặc định sử dụng thiết bị Smart Home là không cần thiết dù nhiều người hoàn toàn đủ điều kiện để lắp đặt.
Giá cả chưa bình dân để phổ biến
Trở ngại thứ hai khiến Smart Home chưa phổ cập nằm ở giá thành còn quá cao. Đối với những người yêu thích công nghệ và muốn áp dụng thành tựu công nghệ vào ngôi nhà thì khi tìm hiểu thiết bị Smart Home họ lại nghe nói rằng các thiết bị này rất đắt đỏ.
Trên thực tế điều này cũng không sai vì nhiều hệ thống Smart Home từ Âu-Mỹ nếu lắp trọn bộ cho một căn biệt thự 1 tầng trệt, 1 tầng lầu rộng chừng 300m2 nhiều khi lên đến 1 tỷ đồng. Cái giá này khiến hầu hết những người có ý định dùng Smart Home đều phải e ngại.
E ngại về sự phức tạp khi lắp đăt và sử dụng.
Người dùng luôn hỏi và đặt ra các câu hỏi giống nhau đó là nhà thông minh là gì? Sử dụng nhà thông minh như thế nào? Tính e sợ và tính ì chính là trở ngại lớn nhất để công nghệ phát triển. Sở dĩ công tắc điện truyền thống khó bị thay thế là vì cách điều khiển đơn giản Bật/Tắt trong khi nghe nói đến Smart Home, hầu như mọi người hình dung đến sự phức tạp khi điều khiển vì liên quan đến công nghệ cao. Đối với các công ty công nghệ đã có bề dày và được công chúng biết đến như Bkav thì họ vẫn khó khăn trong việc tiếp cận khách hàng.
Khái niệm Smarthome đi cùng với khái niệm cách mạng 4.0. Khi xu thế của thế giới là công nghiệp tự động hóa thì kéo theo rất nhiều các khái niệm mới ra đời.Nhà thông minh là khái niệm đã có rất lâu từ các ý tưởng trên phim, đó là sự hoàn hảo của nó mà thôi còn thực tế áp dụng chúng ta vẫn sẽ gặp các rắc rối mà nó gây ra như:
- Bài toán khi cúp điện các thiết bị cần hệ thống nguồn dự phòng hoặc không còn khả năng điều khiển online.
- Sự không ổn định trong các hệ thống điện tử gây ra: Đèn tự sáng/tắt, cửa tự đóng mở, rèm tự kéo lên/xuống,…
- Suốt ngày ngồi ôm smartphone (điều khiển), chắc hẳn không ít người rất không thích.
- Để hoàn thiện một hệ thống smart home thì đòi hỏi có đội ngũ chuyên, có thể cơ cấu lại của ngôi nhà (công tắc mới, đèn mới, hệ thống rèm,…) khá bất tiện cho người dùng.
- Đặc biệt là giá thành hiện nay khá đắt đỏ cho một hệ thống hoàn chỉnh
Trên thực tế còn rất nhiều rào cản khác nhau để Smarthome có thể phổ biến đặc biệt là ở Việt Nam. Thị trường smartphone còn cần nhiều thời gian để hoàn thiện và phát triển hơn nữa trong thời gian tương lai.
Recent Comments